" }, "triggers": { "trackPageview": { "on": "visible", "request": "pageview" } } }

Tin tức

Tin Tức

Tiêu chuẩn đóng cọc tre chuẩn sẽ giúp quá trình thực hiện gia cố nền đạt hiệu quả cao hơn cùng xây dựng độ bền vững cho công trình xây dựng. Cùng Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ theo dõi chi tiết hơn ngay sau đây.

 

So với nhiều loại cọc khác, cọc tre cũng là một trong những loại được sử dụng khá ưa chuộng trong hoạt động gia cố nền tại những vùng đất công trình yếu, hay xảy ra tình trạng ngập nước. 

 

Tuy nhiên khi thực hiện thi công thì bạn có biết tiêu chuẩn đóng cọc tre là bao nhiêu thì hợp lý hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ tham khảo qua những thông tin được chia sẻ ngay bên dưới.

Đôi nét về cọc tre

Cọc tre cũng được sử dụng để gia cố nền đất như bao loại cọc khác. Điểm mạnh vượt trội của cọc là chi phí đầu tư thấp hơn hẳn nhưng lại có khả năng cân bằng, giảm tải trọng lực truyền xuống nền móng không thua kém gì các loại cọc bê tông, cọc cừ tràm.

 

 

Cọc tre là giải pháp khá hiệu quả đối với những nơi ẩm ướt và ngập nước. Đặc biệt,trong môi trường đó, cọc sẽ được gia tăng tuổi thọ dao động từ 55 đến 60 năm hoặc có thể lâu hơn như thế. 

 

Thêm vào đó, trong quá trình thi công loại cọc này, khả năng gây ảnh hưởng đến công trình xung quanh gần như là không có. Quy trình thi công không quá phức tạp, máy móc hỗ trợ ít, nên cách gia cố nền bằng cọc tre có thể dễ dàng thực hiện ở những nơi có diện tích nhỏ, điều kiện giao thông không thuận lợi. 

Tiêu chuẩn đóng cọc tre chuẩn

Để đáp ứng được những tiêu chuẩn đóng cọc tre phù hợp với tính chất công trình xây dựng thì tre cần có ít nhất là 2 năm tuổi, phải có dáng thẳng và còn tươi. Thông thường, nên sử dụng tre đực thì mang đến kết quả cao hơn so với các loại tre khác.

 

Thêm vào đó, đường kính bắt buộc của ống tre phải từ 6cm trở lên, dao động từ 8 đến 10 cm là hoàn hảo nhất. Độ dày của ống tre thì không được dưới 10mm, diện tích khoảng trống bên trong thân càng nhỏ thì càng tốt và khoảng cách giữa các đốt tre chỉ nên rơi vào khoảng 35 đến 40cm là cân đối.

 

 

Phần gốc tre thường được làm đầu trên của cọc, được cưa vuông góc với trục và khoảng cách đến mắt tre khoảng 50mm là đáp ứng được yêu cầu. Đầu còn lại của cọc sẽ được vót nhọn để làm mũi và có vị trí cách mắt khoảng 200mm.

 

Chiều dài tối thiểu và tối đa của cọc sẽ rơi vào từ 1,5 đến 2,5m. Độ dài này sẽ chênh lệch với bản vẽ bên từ 20 đến 30 cm.

 

Sau đó, thực hiện tính số lượng cọc để đưa ra vị trí cố định cọc. Cụ thể thực hiện như sau: 

 

+ Độ sệt IL = 0,55 ÷ 0,60 cùng với cường độ chịu tải thiên nhiên R0=0,7 ÷ 0,9 kG/cm2 thì cần có 16 cọc để thực hiện trên 1m2.

+ Có độ sệt IL = 0,7 ÷ 0,8 và cường độ chịu tải thiên nhiên là R0=0,5 ÷ 0,7 kG/cm2 thì cần 25 cọc để thi công.

+ Đất yếu quá có độ sệt IL > 0,80 và cường độ chịu tải thiên nhiên R0< 0,5 kG/cm2 đòi hỏi khoảng 36 cọc trên 1 m2.

 

Một số lưu ý quan trọng khi đóng cọc tre

Khi lựa chọn sử dụng loại cọc này trong quá trình thi công xây dựng thì cần chú ý một số điểm sau:

+ Tre phải đạt độ tuổi yêu cầu, đặc, thẳng và phải còn tươi.

+ Khoảng cách đốt tre cân đối, ống có độ dày vừa phải.

+ Đường kính phải trên 60mm và chiều dài cọc thực tế chênh lệch khoảng 20 đến 30 cm so với bản vẽ.

+ Phương pháp hạ cọc bằng thủ công hoặc sử dụng máy móc hỗ trợ cần đảm bảo vị trí sao cho chính xác so với sự bố trí ban đầu.

+ Trong quá trình thi công, cần chú ý các công đoạn như đào đất, đóng cọc tre,... sao cho đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật để mang đến kết quả tốt nhất cho công trình xây dựng.

 

 

>>> Tham khảo thêm: Cốt đai có tác dụng gì? Cách Tính Khoảng Cách Cốt Đai CHUẨN

 

Qua những chia sẻ của Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ qua bài viết trên về vấn đề tiêu chuẩn đóng cọc tre, hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích hỗ trợ quá trình thực hiện và giám sát thi công. Chúc bạn thành công.

Nguồn: Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ

Các tin khác

Cọc khoan nhồi là gì?

Cọc khoan nhồi là gì? đây là một trong những câu hỏi mọi người thường đặt...

Cách Xuất File Cad Sang Pdf Đơn Giản

Bật mí cách xuất file cad sang pdf nhanh chóng, thao tác cực đơn giản, thời gian thực...

Phần Mềm Tính Kế Cấu Chuyên Nghiệp

Bật mí top 5 phần mềm dùng để tính kết cấu chuyên nghiệp dùng cho kỹ sư xây dựng,...

Phần Mềm Thiết Kế Nhà 3D Miễn Phí

Bật mí những phần mềm thiết kế nhà ở 3d miễn phí, nhanh chóng với thao tác dễ...

Hàm Lượng Thép Trong Bê Tông Hợp Lý Nhất

Hàm lượng thép trong bê tông như thế nào là hợp lý? Cách tính toán thực hiện như...

Đổ Móng Nhà Có Cần Xem Ngày Không?

Đổ móng nhà có cần xem ngày không? Trong khi thực hiện cần lưu ý những điều gì?...

Chiều Dày Sàn Nhà Dân Dụng Bao Nhiêu Là Hợp Lý?

Chiều dài sàn nhà dân dụng bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố nào quyết định độ dày...

Cách Tính M2 Xây Dựng Nhà Ở Chính Xác Nhất

Cách tính m2 xây dựng nhà ở hiệu quả, chính xác và đơn giản nhất mà bạn có thể...

Biện Pháp Thi Công Là Gì?

Biện pháp thi công là gì? Quy trình thực hiện gồm bao nhiêu bước? Biện pháp thi công...

Quy Trình Đổ Bê Tông Đúng Kỹ Thuật

Quy trình thực hiện đổ bê tông móng, cột, dầm và sản đúng chuẩn, thích hợp với...