" }, "triggers": { "trackPageview": { "on": "visible", "request": "pageview" } } }

Tin tức

Tin Tức

Cách tính chi phí làm móng nhà chuẩn, dễ thực hiện và chính xác nhất giúp bạn có thể xác định và có được sự chuẩn bị về tài chính tốt hơn. Nếu bạn chưa biết cách tính, hãy cùng Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ theo dõi ngay sau đây.

 

Để quá trình xây dựng được diễn ra xuyên suốt và hiệu quả, việc chuẩn bị nguồn lực tài chính tốt là yếu tố rất cần thiết. Vì lẽ đó, hiện nay nhiều chủ đầu tư cùng nhà thầu rất quan tâm đến cách tính chi phí làm móng nhà khi xây dựng bất kỳ công trình nào đó.

 

Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ xem ngay bài viết sau bạn nhé. 

Thời gian thi công móng nhà là bao lâu?

Để ước tính chính xác thời gian xây dựng móng nhà, bạn cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố như diện tích công trình, tiến độ thi công đan sắt thép, kè móng,... Đối với những công trình nhỏ thì thời gian thi công móng sẽ ngắn hơn, đặc biệt là khi không cần sử dụng bê tông để đổ móng.

 

 

Tuy nhiên, hầu hết những công trình xây dựng hiện nay đều áp dụng phương pháp thi công móng nhà bằng bê tông cốt thép để đảm bảo độ bền chắc cũng như nâng cao khả năng chịu lực cho công trình. Do đó, thời gian cần để bê tông đông cứng đạt chất lượng thì cần khoảng thời gian nhất định trước khi tháo dỡ cốp pha.

 

Khoảng thời gian tối thiểu để xây dựng nền móng cho công trình thường dao động từ 3 đến 4 tuần hoặc kéo dài hơn do vấn đề thời tiết hay những lý do nào khác.

Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng móng

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng móng nhà bao gồm: 

 

+ Diện tích công trình xây dựng: diện tích xây dựng nền móng thường sẽ bị ảnh hưởng bởi tính chất nền đất và thiết kế của công trình.

+ Đơn giá thi công: được tính dựa trên vật tư, nhân công sử dụng khi xây dựng 1m2 nền móng, thường được ước tính một cách cụ thể để đưa ra bảng dự trù kinh phí chi tiết cho công trình.

 

 

Cách tính chi phí làm móng nhà chuẩn

Tính toán chi phí làm móng nhà chuẩn sẽ trải qua 2 công đoạn:

1. Quy đổi diện tích xây dựng nền móng

Trước khi tiến hành tính toán chi phí của nền móng thì bạn cần nắm bắt diện tích xây dựng từng phần như sau:

 

+ Phần móng công trình thường dao động từ 30% đến 50%.

+ Tầng trệt được tính là 100%.

+ Tầng lửng: đối với phần đổ sàn sẽ được tình là 100%, còn phần ô trống thì được tính là 70%.

+ Đối với những tầng cao hơn thì khoảng 100%.

+ Sân thượng: Phần trong nhà thì tính là 100% còn phần ngoài nhà sẽ là 70%.

+ Diện tích mái thường sẽ rơi vào khoảng 50% đến 100%.

+ Đối với diện tích sân và tường rào được tính khoảng 70%. 

 

Sau khi có diện tích ước quy đổi bạn có thể thực hiện tính toán diện tích xây dựng một cách chính xác bằng cách lấy diện tích nhà nhân cho diện tích quy đổi.

 

 

Ví dụ: đối với những công trình có diện tích là 100m2 (10x10m) thì khi đó diện tích xây dựng nền móng sẽ là 100m2 x 30%= 30m2.

 

Bằng cách đó, bạn sẽ lần lượt tính ra chính xác diện tích nền móng cần được xây dựng để có thể áp dụng cách tính chi phí làm móng nhàKhoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ hướng dẫn.

2. Tính toán chi phí cụ thể

Để có được chi phí ước tính cụ thể nhất thì bạn phải xác định được đơn giá thi công bao gồm chi phí về vật tư cùng nhân công thực hiện trên 1m2 nền móng. Đơn giá này thường sẽ bị ảnh hưởng bởi vị trí thi công, vùng miền, kiểu dáng thiết kế của công trình,... 

 

Ngoài ra, việc lựa chọn loại móng dành cho công trình của mình cũng là yếu tố làm gia tăng chi phí thi công của công trình. Cụ thể:

 

+ Đối với công trình sử dụng móng băng một phương thì: chi phí = 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.

+ Đối với công trình sử dụng móng băng hai phương thì: chi phí = 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.

+ Đối với công trình sử dụng móng cọc thì: chi phí =  đơn giá x số lượng cọc x chiều dài cọc +chi phí nhân công + hệ số đài móng x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.

+ Đối với công trình sử dụng móng cọc khoan nhồi thì: chi phí =  đơn giá x số lượng cọc x chiều dài cọc + hệ số đài móng x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.

 

Lưu ý: Tùy theo từng thời điểm xây dựng cũng như vị trí địa lý khác nhau mà giá thành có thể dao động. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ để có thể ước tính một cách chính xác nhất. 

 

 

>>>> Tham khảo thêm: Quy Trình Thi Công Móng Cho Nhà Thép Tiền Chế [ Nên Xem ]

 

Qua cách tính chi phí thi công làm móng nhàKhoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ chia sẻ cùng bạn ở bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn biết cách để thực hiện tính toán chi phí một cách hợp lý và chính xác nhất, tạo tiền đề để có sự chuẩn bị tốt hơn. Chúc bạn thành công. 

 
Nguồn: Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ

Các tin khác

Cọc khoan nhồi là gì?

Cọc khoan nhồi là gì? đây là một trong những câu hỏi mọi người thường đặt...

Cách Xuất File Cad Sang Pdf Đơn Giản

Bật mí cách xuất file cad sang pdf nhanh chóng, thao tác cực đơn giản, thời gian thực...

Phần Mềm Tính Kế Cấu Chuyên Nghiệp

Bật mí top 5 phần mềm dùng để tính kết cấu chuyên nghiệp dùng cho kỹ sư xây dựng,...

Phần Mềm Thiết Kế Nhà 3D Miễn Phí

Bật mí những phần mềm thiết kế nhà ở 3d miễn phí, nhanh chóng với thao tác dễ...

Hàm Lượng Thép Trong Bê Tông Hợp Lý Nhất

Hàm lượng thép trong bê tông như thế nào là hợp lý? Cách tính toán thực hiện như...

Đổ Móng Nhà Có Cần Xem Ngày Không?

Đổ móng nhà có cần xem ngày không? Trong khi thực hiện cần lưu ý những điều gì?...

Chiều Dày Sàn Nhà Dân Dụng Bao Nhiêu Là Hợp Lý?

Chiều dài sàn nhà dân dụng bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố nào quyết định độ dày...

Cách Tính M2 Xây Dựng Nhà Ở Chính Xác Nhất

Cách tính m2 xây dựng nhà ở hiệu quả, chính xác và đơn giản nhất mà bạn có thể...

Biện Pháp Thi Công Là Gì?

Biện pháp thi công là gì? Quy trình thực hiện gồm bao nhiêu bước? Biện pháp thi công...

Quy Trình Đổ Bê Tông Đúng Kỹ Thuật

Quy trình thực hiện đổ bê tông móng, cột, dầm và sản đúng chuẩn, thích hợp với...