Hướng dẫn xây móng nhà
Tin Tức
Hướng dẫn xây móng nhà
Xây móng là một trong những việc làm quan trọng nhất trong quá trình làm nhà. Móng nhà cần được tính toán thiết kế thi công chuẩn kỹ thuật, khả năng chịu tải tốt thì cả công trình mới kiên cố và vững chãi. Những thông tin này sẽ được mang đến cho bạn một cách chi tiết trong bài viết hướng dẫn xây móng nhà dưới đây.
Bật mí quy trình xây móng nhà đúng chuẩn
Việc triển khai các bước xây móng nhà cụ thể sẽ tùy thuộc vào mỗi loại móng, số tầng nhà, vị trí của nền đất... Tuy nhiên, một quy trình xây móng nhà cơ bản sẽ được triển khai theo các bước hướng dẫn dưới đây:
+ Bước 1: Khảo sát mặt bằng sẽ xây móng. Chuẩn bị: Bản vẽ, nhân công, nguyên vật liệu xây móng.
+ Bước 2: Dọn dẹp khu vực xây móng sạch sẽ, gọn gàng. Tập kết nguyên vật liệu, nhân công để sẵn sàng cho việc thi công. Sau đó tiến hành đào hố móng.
+ Bước 3: Làm phẳng mặt bằng hố móng bằng việc san đều và đầm phẳng.
+ Bước 4: Kiểm tra độ cao và đổ bê tông lót móng (đổ lăm le).
+ Bước 5: Đổ bê tông và cắt đầu cọc.
+ Bước 6: Ghép cốt pha.
+ Bước 7: Đổ bê tông móng nhà.
+ Bước 8: Bảo dưỡng bê tông móng. Sau đó tháo cốt pha móng sau khi đã chắc chắn.
Hướng dẫn chọn loại móng nhà phù hợp
1. Cách chọn móng cho Nhà cấp 4
Nếu khu vực xây móng có nền đất tốt thì việc chọn móng đơn sẽ là một sự lựa chọn tối ưu nhất về cả mặt chi phí và thời gian thi công cho những căn nhà cấp 4 có diện tích nhỏ.
Còn với những ngôi nhà cấp 4 làm trên nền đất yếu và có mạch nước ngầm, nước đọng thì nên chọn móng bè. Đây là một loại móng kiên cố, vững chắc. Bên cạnh đó nó còn hỗ trợ cho tường nhà khả năng chống thấm tốt hơn.
2. Cách chọn móng cho nhà nhiều tầng
Khi xây nhà nhiều tầng trên nền đất yếu, chủ đầu tư nên chọn xây móng bè. Loại móng này sẽ hỗ trợ, giúp giảm áp lực của toàn bộ công trình lên nền đất.
Với những khu vực có lớp đất rất dày nhưng nền đất lại yếu thì chủ đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn móng bè hoặc loại móng cọc ma sát đóng sâu xuống đất khi thi công.
Đối với những nền đất có lớp dưới là nền đất tốt, nhưng bên trên mặt đất lại là đất yếu thì nên thay đổi lớp đất yếu này bằng lớp đệm cát. Bên cạnh đó đóng cọc tre hoặc cọc tràm cho móng.
Cuối cùng, với khu vực xây nhà có lớp đất nền phía dưới là đất xấu, nhưng lớp đất mặt tốt thì phương án xây móng bè sẽ là phù hợp nhất.
Các lưu ý quan trọng khi xây móng nhà
+ Chủ thầu nên có phương án gia cố lại đất trước khi đào đối với những nền đất yếu.
+ Gia chủ hoặc đơn vị thi công nên chuẩn bị sẵn một chiếc máy bơm nước và ống dẫn tại công trường để kịp thời tiêu thoát nước trong trường hợp trời mưa hoặc có mạch nước ngầm trong lòng đất khi thi công móng nhà.
+ Sau khi đào hố móng, đơn vị thi công cần tiến hành tưới nước dầm kỹ đáy móng để tăng độ nén cho đất.
+ Nên dầm thật kỹ sau khi đổ bê tông và xác định tim móng.
+ Việc thép dầm móng nên được chuẩn bị bên ngoài. Đơn vị thi công chú ý sử dụng các viên kê để giữ cốt thép đúng vị trí trong hố móng, đảm bảo độ dày lớp bê tông bao phủ (thường ≥ 2cm).
+ Khi đổ bê tông dầm móng thì dùng đầm dùi đầm kỹ và bảo dưỡng bê tông khoảng một ngày sau khi đổ. Có thể tháo dỡ ván khuôn khi lớp bê tông đã chắc chắn.
>>>> Tham khảo thêm: Sê nô là gì?
Là bộ phận kết cấu bên dưới của công trình, móng nhà chịu tải trọng của toàn bộ nhà ở và truyền tải trọng từ trên xuống dưới. Móng nhà cần phải chắc chắn thì ngôi nhà mới có sự vững chãi và kiên cố.
Hi vọng qua bài hướng dẫn xây móng nhà này, Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ có thể giúp bạn hiểu hơn về các bước làm móng nhà trong khi thi công và xây dựng. Nếu bạn đang cần một đối tác thực hiện thi công xây móng nhà thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
Nguồn: Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ