Móng nhà thép tiền chế cần được chú trọng và thi công phù hợp để đảm bảo độ bền chắc cho công trình. Do đó, chúng cần được thi công theo quy trình chuyên nghiệp. Để tìm hiểu chi tiết hơn, hãy cùng Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ theo dõi ngay sau đây.
Nền móng giữ vai trò đặc biệt trong tất cả các công trình xây dựng khác nhau nên rất được quan tâm khi tiến hành xây dựng. Tuy nhiên, xét về một công trình cụ thể như nhà ở, đặc biệt là móng nhà thép tiền chế. Quy trình thi công cùng những thông tin hữu ích khác sẽ được Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ chia sẻ qua bài viết sau đây.
Kết cấu chi tiết của móng nhà thép tiền chế
Những bộ phận quan trọng của móng nhà thép tiền chế bao gồm:
1. Bản móng
Đây là bộ phận còn được biết đến dưới tên gọi là đài móng. Sở hữu thiết kế theo hình chữ nhật cùng độ dốc vừa phải và trang bị thêm các gờ để gia tăng độ vững chắc cho công trình.
2. Giằng móng
Là bộ phận đảm nhiệm chức năng liên kết với các móng với nhau, giúp chống đỡ tường ngăn và tối thiểu hóa khả năng bị lệch do nền đất lún giữa các móng.
3. Chiều cao của móng
Có tác dụng đảm bảo về chiều sâu trong quá trình thực hiện chôn móng. Đây là yếu tố cần được chú trọng và đáp ứng những tiêu chuẩn về hệ thống cấp thoát nước, hố ga,...
Các bước thi công móng nhà thép tiền chế chuẩn
Quy trình thi công móng nhà thép tiền chế sẽ được Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ bật mí chi tiết theo từng loại móng được sử dụng cụ thể:
1. Xây dựng móng băng
Các bước thực hiện thi công móng băng bao gồm:
Bước 1: San lấp mặt bằng, tiến hành công tác chuẩn bị đầy đủ để quy trình thi công diễn ra xuyên suốt, đạt hiệu quả cao hơn.
Bước 2: Tiến hành đánh dấu và đào móng theo hồ sơ thiết kế, sau đó thực hiện vệ sinh khu vực đào sạch sẽ, loại bỏ nước ở hố móng nếu có, luôn đảm bảo móng được khô.
Bước 3: Chọn lựa, kiểm tra những thanh thép phù hợp và tiến hành gia công. Đối với những mối nối có thể dùng nhiều cách thực hiện như buộc hoặc hàn. Lưu ý khi thực hiện cần chú trọng về mặt kỹ thuật và bố trí thích hợp.
Bước 4: Lựa chọn cốp pha cho hợp lý, dựng khung và tiến hành đổ cốp.
Bước 5: Kiểm tra chân móng xem đạt tiêu chuẩn hay không rối mới tiến hành đổ bê tông vào,
Bước 6: Kiểm tra,đánh giá và theo dõi công trình thực hiện để kịp thời đưa ra biện pháp giải quyết hợp lý.
2. Xây dựng móng đơn
Quá trình xây dựng móng đơn được thực hiện như sau:
Bước 1: thực hiện công tác chuẩn bị, đảm bảo cho công trình xây dựng
Bước 2: Dự theo hồ sơ thiết kế, tiến hành đóng dấu và gia cố nền đất sao cho thích hợp.
Bước 3: Đào hố móng theo độ sâu, khả năng chịu lực được tính toán trước đó. Sau khi đào cần vệ sinh hố sạch sẽ, đảm bảo bên trong hố móng luôn khô ráo để tiến hành các bước thi công sau đó.
Bước 4: Dùng đất hoặc đá cùng với sự hỗ trợ từ máy dầm để làm phẳng mặt hố.
Bước 5: Đổ một lớp bê tông lót vào trong hố để hạn chế khả năng mất nước, giảm thiểu sự biến dạng của bê tông khi đổ do những yếu tố từ bên ngoài.
Bước 6:Thực hiện gia công cốt thép theo tiêu chuẩn đã được tính toán kỹ lưỡng.
Bước 7: Tiến hành đổ bê tông móng sau khi kiểm tra kỹ phần chân và vữa bê tông.
Bước 8: Sau một khoảng thời gian, tháo cốp pha và thực hiện bảo dưỡng móng bằng những phương pháp phù hợp.
>>> Tham khảo thêm: Các Loại Móng Cho Nhà Khung Thép Được Ưa Chuộng Hiện Nay
3. Xây dựng móng bè
Thi công xây dựng móng bè được tiến hành như sau:
Bước 1: Thực hiện công tác chuẩn bị như quá trình xây dựng những loại móng khác.
Bước 2: Đào hố móng theo vị trí và kích thước trình bày trên hồ sơ thiết kế, sau đó thực hiện xây dựng tường mòng.
Bước 3: Đổ bê tông theo từng lớp có độ dày thích hợp, khoảng 20 đến 30 cm.
Bước 4: Sau thời gian chờ, thực hiện bảo dưỡng bê tông bằng cách dùng nước, che chắn bê tông,...
Qua những chia sẻ của Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ qua bài viết trên, hy vọng sẽ giúp quý khách hàng hiểu hơn về tầm quan trọng của móng nhà thép tiền chế để từ đó đưa ra biện pháp xây dựng hợp lý, mang đến kết quả cao. Chúc bạn thành công.
Nguồn: Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ