Xây dựng công trình trở nên thuận hơn nhờ có máy móc hiện đại thay thế công nghệ xưa. Loại robot mang lại hiệu quả công việc cao giúp nâng cao hiệu quả công việc. Chúng tôi xin giới thiệu Quy trình ép cọc bê tông bằng máy robot giúp tiết kiệm được thời gian, tạo nên nền móng chắc chắn cho mọi ngồi nhà.
Nhờ có sự phát triển của công nghệ, ngày nay có rất nhiều thiết bị cũng như máy móc hiện đại, hỗ trợ con người rất nhiều trong công việc xây dựng, tạo nên nền móng vững chắc, công trình hoàn thiện, cắt giảm nhiều khâu làm việc khó khăn của con người.
Quy trình ép cọc bê tông bằng máy robot được thực hiện mấy bước?
Quy trình ép cọc bê tông bằng máy robot thực hiện trải qua 6 bước, chủ nhân cần lưu ý thực hiện để tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí cho công việc của mình.
Thời gian được rút ngắn, đạt tiến độ cao hơn rất nhiều. Robot ép cọc bê tông là một trong những phát minh tuyệt vời giúp người làm công trình xây dựng hạn chế khó khăn, đạt hiệu quả cao trong công việc.
Các bước thực hiện cụ thể như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị máy móc
Khâu chuẩn bị luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi công việc. Trước khi đi vào thực hiện, cần kiểm tra máy móc, các thiết bị sẽ sử dụng như dây điện, cọc bê tông, công nhân ép cọc...
Đây đều là những thiết bị quan trọng, nên việc kiểm tra kỹ càng rất cần thiết, đảm bảo không bị vỡ hoặc sứt mẻ. Các thiết bị đảm bảo giúp cho việc vận hành được trơn tru và suôn sẻ.
Bước 2: Tập kết cọc và chuẩn bị đưa cọc vào máy ép
Các bước thực hiện được tiến hành nhờ có máy móc, nên việc tập kết nguyên liệu như cọc là rất cần thiết.
Sau khi các thiết bị được tập kết, tiếp tục với khâu đưa máy móc tới công trình để lắp đặt, chuẩn bị thi công cho dự án, công trình.
Cần kiểm tra số lượng, xác định số cọc cần thiết cho việc xây dựng công trình.
Bước 3: Chỉnh cọc sao cho mũi cọc không lệch
Trong quá trình làm việc, cần chỉnh cọc sao cho không bị nghiêng, nếu bị vẹo dễ dẫn đến việc cọc không đủ lực, dễ bị vỡ cọc.
Đây là công đoạn yêu cầu hiểu biết về kỹ thuật, đảm bảo được độ chính xác cao cho thành phẩm của công trình.
Bước 4: Khởi động máy ép Robot và thi công ép cọc thử nghiệm
Yêu cầu của công đoạn này chỉ cần đưa cọc vào lồng ép đúng với vị trí tim cọc thì việc vận hành sẽ rất nhanh chóng và đạt được yêu cầu. Với số lượng được đo lường từ bước ba, sau khi ép đủ số lượng như trong bản vẽ, máy Robot thủy lực sẽ dừng lại.
Bước 5: Ép hết cọc mũi và cọc thân điều chỉnh để không bị lệch tim
Yêu cầu của công đoạn này là đặt cọc trên và cọc dưới không bị lệch nhau. Cọc cần được ép cho tới khi đạt đủ Pmin và Pmax như bản thiết kế yêu cầu thì dừng. Công nhân giám sát máy móc sẽ phải lưu ý điều này để tạo ra những thành phẩm đạt yêu cầu về kỹ thuật.
Bước 6: Nghiệm thu công trình
Sau khi công việc hoàn thành, 2 bên sẽ cùng nghiệm thu. Bên cho thuê máy bàn giao công trình.
Đơn vị giám sát sẽ tư vấn và giám sát để đảm bảo cọc bê tông đạt tiêu chuẩn, không thiếu, không thừa, đạt tiêu chuẩn cho công trình xây dựng của khách hàng.
Ai sẽ chịu trách nhiệm về quy trình ép cọc bê tông bằng máy robot?
Máy ép cọc bê tông là một trong những dịch vụ cho thuê được nhiều công trình lựa chọn để tiết kiệm thời gian. Chi phí thuê nhân công thấp mà chất lượng công trình lại đạt hiệu quả cao và chất lượng tốt.
=> Tham khảo thêm: Độ sâu của cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý?
Quy trình ép cọc bê tông bằng máy robot bao gồm các công đoạn khá đơn giản, nhanh chóng, những ai am hiểu về thi công, xây dựng sẽ hoàn thành rất nhanh và đạt được yêu cầu. Nếu thấy bài viết này hữu ích thì hãy nhanh chóng chia sẻ để mọi người cùng nắm bắt nhé.
Nguồn: Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ