Đóng cọc thử cũng giống như một cuộc "tập dượt" để đánh giá khả năng sức chịu tải của cọc. Quy trình đóng cọc thử có hai hình nhóm là thí nghiệm động và thí nghiệm tĩnh. Đơn vị thi công có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức để có được sự lựa chọn phù hợp.
Những cuộc thử nghiệm cho biết kết quả của quá trình, xác định được giá trị thiết kế và chất lượng của công trình thi công.
Một số yêu cầu trong quy trình đóng cọc thử
Quy trình đóng cọc thử tự động cần chuẩn bị về nguồn nguyên vật liệu cũng như trang thiết bị cần thiết, quá trình sẽ được diễn ra nhanh hơn nếu có được sự chuẩn bị cẩn thận và đúng cách.
Thứ nhất là về số lượng: Số cọc dao động từ 0,5-1% tổng lượng cọc dùng cho cả công trình, không ít hơn 3 cọc
Sử dụng loại cọc được đóng từ bê tông cốt thép, độ cao từ 19m, cọc dài 24cm và có mặt cắt 25*25cm
Sàn thực hiện đóng cọc thử phải đảm bảo điều kiện với độ cứng đạt yêu cầu, không bị lắc khiến cho năng lượng xung kích bị giảm.
Cọc được thực hiện phải đạt điều kiện như trong bản thiết kế yêu cầu, trong quá trình nghiệm thu phải kiểm tra.
Độ chính xác càng cao, công trình được đảm bảo tốt khi quy trình đóng cọc thử thực hiện đúng kỹ thuật và đạt yêu cầu.
Kết thúc quá trình đóng cọc thử như thế nào
Sau 3 ngày hoàn thành đóng cọc thử, bạn vỗ lại 60 nhát búa, chia làm 3 hồi
Yêu cầu là cọc phải đạt được độ chối từ 2-3mm/ nhát. Nếu độ chối trên chưa đạt thì phải thông báo với đơn vị thiết kế và giám sát để xử lý vấn đề
Mọi quá trình cần được ghi chép và kết thúc khi có sự giám sát từ bộ phận giám sát công trình.
Quy trình đóng cọc thử cần có sự giám sát chặt chẽ từ đơn vị thiết kế và thi công để đảm bảo được chất lượng của công trình cũng như xử lý kịp thời khi có những sự cố phát sinh trong việc thử nghiệm này.
Trong quá trình làm việc, đơn vị thi công không chỉ phải quan tâm và chú ý đến khâu chuẩn bị trang thiết bị mà còn chú ý đến quy trình sao cho chính xác và đạt hiệu quả cao.
Chi phí và thời gian đóng cọc thử tuy không nhiều nhưng khi có sự sai sót trong quá trình thực hiện sẽ dẫn đến mất thời gian và tốn kém nhiều chi phí. Đây cũng là một trong những vấn đề cần phải lưu ý.
Ghi chép thông tin trong quy trình đóng cọc thử cũng rất quan trọng
Trong quá trình thử cọc cần quan tâm đến các khoảng thời gian để ghi chép lại thông tin
Khi thử chúng ta phải đo cụ thể chiều cao bằng cách đo độ nảy cao của búa khi đóng và khi tính toán có phép tính là Ett = 0,9 QxH
Đối với nền đất yếu như đất sét, cần có thời gian chờ nghỉ cọc. Với đất nền là sét thời gian nghỉ chờ đất phục hồi là > 6 ngày.
Tùy thuộc vào loại đất sẽ có yêu cầu về thời gian phục hồi khác nhau. Có một số loại đất như đất sét cứng; sét dẻo; sét dẻo mềm; bùn nhão… Quy định về thời gian là một trong những yếu tố mà đơn vị thi công phải cực kỳ lưu ý để đạt được kết quả chính xác trong quy trình đóng cọc thử.
>>>> Tham khảo thêm: Cách làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu ĐÚNG CHUẨN
Hiện nay cũng có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đóng cọc thử theo yêu cầu của nhiều công trình, bạn có thể tham khảo và lựa chọn đơn vị phù hợp.
Nguồn: Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ