Khi xây dựng ngôi nhà thì các hạng mục đều quan trọng cần phải chú ý tính toán cẩn thận về kỹ thuật, nguyên vật liệu, diện tích, biện pháp thi công. Đặc biệt là quy trình đổ bê tông móng, cột, dầm, sàn luôn được chú ý vì nó tạo kết cấu vững chắc quyết định yếu tố bền vững và thẩm mỹ cho căn nhà. Bạn quan tâm tới quy trình thi công này thì tham khảo bài viết bên dưới.
Giai đoạn chuẩn bị trước khi đổ bê tông
Đổ bê tông là một công đoạn trong quá trình thi công xây dựng nhà, từng hạng mục thì yêu cầu về cách đổ và sử dụng khối lượng vật tư khác nhau. Trước khi bắt tay vào thực hiện thì phải có giai đoạn chuẩn bị đầy đủ để làm việc hiệu quả, tránh sai sót hơn.
Các bước chuẩn bị của nhà thầu:
- Cần phải tính toán nguyên vật liệu, nhân thực thi công, máy móc thiết bị sử dụng loại gì, số lượng bao nhiêu
- Tính toán thời gian đổ bê tông.
- Tính toán mặt bằng thi công thực hiện việc đổ bê tông.
- Khoanh vùng khu vực đổ bê tông an toàn, không làm ảnh hưởng tới cuộc sống người dân
- Dọn dẹp, dội nước cho sạch sẽ cốp pha, cốt thép.
- Kiểm tra lại các khuôn đúc có vấn đề gì không, ví dụ đúng kích thước, nguyên vẹn không bị vỡ thủng
- Kiểm tra kỹ về cốt thép, giàn giáo, sàn thao tác, tập hợp ván gỗ để làm sàn công cẩn thận
- Thường thì các công trình sẽ dùng máy đầm bàn để đổ bê tông sàn mỏng hơn chừng 30cm hoặc dầm sàn.
- Sử dụng đầm rung, đầm dùi chạy xăng hay là chạy điện cho sàn dày hơn 30cm.
- Kiểm tra sàn đổ bê tông đã đạt đủ chuẩn về độ nhẵn và phải không ngập nước.
Hướng dẫn chi tiết quy trình đổ bê tông cột, dầm, sàn
Bạn muốn biết tất tần tật chi tiết về quy trình đổ bê tông cột, dầm, sàn chi tiết thì theo dõi ngay thông tin bên dưới
Quy trình đổ bê tông cột
- Thợ sẽ đưa bê tông vào khối đổ đi qua cửa đổ với máng đổ cẩn thận, đổ từ từ
- Đảm bảo rằng đổ bê tông với chiều cao rơi tự do xuống dưới không quá 2m kẻo văng hết ra xung quanh
- Đầm trong máy đầm theo phương thức thẳng đứng, sử dụng đầm dùi để thi công. Mỗi lớp bê tông được đổ phải có chiều sâu chừng 30-50cm, thời gian tiến hành đầm đạt khoảng 20-40s.
- Kết cấu trộn có cửa nên thợ đổ bê tông tới đâu phải bịt cửa lại tránh trào ra ngoài và đổ phần trên.
- Thực hiện việc đổ bê tông cột lớp dưới cột hay mắc lỗi bị rỗ do các cốt liệu to làm đọng lại ở đáy. Cho nên thợ đổ bê tông chú ý đổ 1 lớp vữa xi măng dày khoảng 10 – 20 cm.
Quy trình đổ bê tông dầm
- Đổ bê tông dầm thì thợ chú ý để chiều cao dầm không vượt quá 50cm, trường hợp này thì hay đổ dầm cùng với bản sàn. Tùy từng đặc điểm công trình mà thợ có thể thay đổi kiểu đổ cho phù hợp. Với loại dầm đổ cao thì người ta không đổ theo bê tông theo từng lớp một suốt chiều dài mà đổ dạng bậc thang đoạn một chừng 1m
- Đổ bê tông khối dầm và bản sàn sẽ liên kết với cột, đổ bê tông cột tới độ cao cách mặt đáy dầm chừng 3-5cn thì ngừng lại khoảng hơn 1 giờ để ngót bớt mới đổ tiếp tục.
Quy trình đổ bê tông móng
Khi làm lưới thép móng phải đặt đúng phương theo bản vẽ thiết kế trước đó, tránh việc sai kết cấu làm giảm hiệu quả công trình, giảm tác dụng của hệ kết cấu.
Bê tông trộn xong thì chuyển tới khu vực đổ móng bằng bơm hoặc xe cút kít. Đổ bê tông đảm bảo bề mặt nhẵn phẳng hoặc tạo được độ dốc vừa phải. Chú ý khi đổ bê tông thợ thực hiện kỹ thuật đầm dùi thật kỹ để cho bê tông phân bố đều trong kết cấu. Khi trộn bê tông thì bề mặt tương đối khô nên dùng gỗ đóng để kiểm tra tình trạng cẩn thận.
Nguyên tắc đổ móng bê tông thì thợ sẽ đổ từ xa trước xong dần tiến lại gần. Thợ cần bắc sàn công tác qua hố móng để không đứng lên thành cốp pha hay cốt thép ảnh hưởng kết cấu.
Quy trình đổ bê tông sàn
Chiều dày sàn sàn đổ bê tông thường dày từ 8-10cm, bê tông sàn không chống thấm, chống nóng cao đến như mái nhưng cũng phải hoàn thiện vấn đề này để hạn chế nứt xảy ra. Nguyên tắc đổ bê tông sàn là thực hiện theo hướng giật lùi, hình thành một lớp, ngăn chặn tình trạng phân tần xảy ra.
Mặt sàn sẽ chia ra từng dải để thợ tiến hành đổ bê tông, chiều rộng của mỗi dải là 1-2m. Khi thợ đổ đến cách dầm chính chừng 1m thì bắt đầu đổ dầm, việc thực hiện đổ bê tông vào dầm cách mặt trên của cốp pha sàn chừng 5-10cm lại tiếp tục đổ tiếp. Khi đổ bê tông sàn cần dùng cữ để kiểm soát độ cao nếu không bị rơi lãng phí. Đầm dùi kỹ bề mặt bê tông xong thì thợ sẽ dùng bàn xoa để làm phẳng hơn nữa.
Các khối bê tông đổ ở vị trí thấp hơn vị trí dùng các thiết bị chuyển bê tông tới. Nguyên tắc đổ bê tông sàn sẽ đi từ vị trí xa tới gần dần dần, tránh không để nước đọng ở 2 đầu và các góc làm cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha. Các thao tác đổ, đầm, gạt, xoa mặt bê tông cần được thực hiện liền tay để cuốn chiếu từng đoạn.
Công việc đổ bê tông các hạng mục như móng, cột, dầm, sàn không hề đơn giản, thậm chí vất vả lại yêu cầu kỹ thuật. Do đó người dân nên liên hệ với đơn vị chuyên nghiệp hỗ trợ thực hiện công đoạn này. Công ty uy tín, có thâm niên sẽ có đội ngũ thợ lành nghề, kinh nghiệm dày dặn thi công đạt kỹ thuật tốt, không xảy ra sai sót. Thiết bị, máy móc xây dựng hiện đại, nguyên vật liệu giá tốt hơn.
>>> Tham khảo thêm: Cách Chọn Kết Cấu Móng Nhà 2 Tầng Cho Nhà Phố Chuẩn Nhất
Hiểu được quy trình đổ bê tông móng, cột, dầm, sàn như thế nào cho đúng kỹ thuật là điều rồi thì tới bạn làm công trình nhà mình có thể nêu ý kiến với nhà thầu cách bạn mong muốn và quan sát thợ thi công có bị sai sót hay làm ẩu không. Nếu bạn cần tư vấn các thông tin về xây dựng và sử dụng dịch vụ khoan cọc nhồi thì liên hệ với Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ hỗ trợ công trình của bạn.