20/161S Phan Huy Ích – Phường 12 – Q.Gò Vấp – TP.HCM
vi cn
Hotline

0903 961 168

Nền đất yếu là gì?

    Trong quá trình thi công, đơn vị thực hiện sẽ gặp những điều kiện mặt bằng đất khó thực hiện. Tuy nhiên, mọi vấn đề đều có cách để giải quyết và nền đất yếu cũng là một trong những điểm yếu dễ dàng khắc phục. Vậy nền đất yếu là gì và cần làm gì để khắc phục?

     

    Trước tiên cần phải hiểu đặc điểm của một nền đất yếu là gì thì đơn vị thực hiện mới biết cách khắc phục nó sao cho phù hợp. Vừa đạt được hiệu quả cao lại tiết kiệm được chi phí.

     

    Nền đất yếu là dạng nền có sức chịu lực tải kém, thường dễ bị biến dạng, nên chỉ phù hợp những công trình quy mô nhỏ, kết cấu phần trên nhỏ. Trong quá trình xây dựng cần lưu ý những yếu tố này để có những sự lựa chọn phù hợp về quy mô, đảm bảo được chất lượng công trình tốt nhất.

    Đặc điểm của nền đất yếu có gì khác biệt

    Đặc điểm nền đất yếu là gì? Đất yếu thường phù hợp với trồng cây, nông trại thay vì xây dựng nhà ở, công trình lớn. Sức chịu tải bé với tính nén lún lớn lại cộng thêm hệ số rỗng e lớn nên khi thực hiện thi công công trình, mọi đơn vị cần phải chú ý. 

     

    Đặc điểm của nền đất yếu

     

    Khả năng thấm nước của loại đất này rất thấp, với hàm lượng nước trong đất cao nên việc xử lý nước nôi đối với nền đất yếu cũng rất quan trọng. 

     

    Hiểu được nền đất, đơn vị thi công sẽ thực hiện tốt hơn, đảm bảo chất lượng và mang lại hiệu quả cao cho công trình xây dựng. Một số loại đất nền yếu thường gặp là đất sét mềm, đất bùn, đất than bùn, cát chảy. Rất nhiều công trình được thực hiện trên nền đất yếu nhưng đều khắc phục được nhờ có công nghệ ngày càng hiện đại và đội ngũ xây dựng chuyên nghiệp.

    Cách khắc phục nền đất yếu là gì?

    Để khắc phục “vấn đề” này của nền đất, bằng kinh nghiệm của nhiều đơn vị thi công đã đưa ra nhiều giải pháp phù hợp. Cách khắc phục nền đất yếu là gì?

     

    Nền đất yếu là gì?

     

    Dùng loại cọc cừ tràm hay cọc tre để xử lý

    Đây là biện pháp lâu đời, được đóng để gia cố nền đất với mục đích làm tăng khả năng chịu tải và giảm độ lún. Số lượng cọc tùy vào mức độ lún của đất, và loại cọc người ta lựa chọn là loại cọc tươi, tạo nên sự chắc chắn. 

    Thay đổi độ sâu của móng

    Giảm độ lún của nền đất yếu bằng cách thay đổi độ sâu của móng nhà cũng là một trong những cách được thực hiện phổ biến trong nhiều công trình. Độ sâu càng lớn thì sức chịu tải càng cao, ổn định hơn, phù hợp công trình lớn.

     

    Cách khắc phục nến đất yếu hiệu quả

     

    Chọn loại móng thích hợp

    Thay đổi kích thước và diện tích, hình dạng đáy móng sẽ giảm được áp lực lên mặt nền và độ lún của nền đất. Cân nhắc và lựa chọn loại móng thích hợp trong quá trình thi công sẽ mang đến chất lượng công trình tốt hơn.

    Sử dụng các loại cọc nhân tạo

    So với nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên thì những loại cọc nhân tạo có sức chịu lún tốt hơn rất nhiều. Đối với những công trình có quy mô lớn, tốt hơn là lựa chọn loại cọc nhân tạo để giúp tăng sức chịu lực. Cọc bê tông được làm từ xi măng, sắt thép sẽ tạo nên nền móng vững chắc hơn rất nhiều.

     

    Cách khắc phục nền đất yếu

     

    >>>> Xem thêm: Móng đơn nhà 3 tầng là gì?

     

    Với những phân tích về nền đất yếu là gì cũng như cách khắc phục hi vọng sẽ có ích cho bạn đọc. Qua những thông tin mang tính tham khảo và lựa chọn như trên sẽ mang đến giải pháp phù hợp và hiệu quả cho mọi công trình xây dựng.

        

    Nguồn: Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ

    Bài viết liên quan

    Liên hệ báo giá

    0903961168 0903961168