20/161S Phan Huy Ích – Phường 12 – Q.Gò Vấp – TP.HCM
vi cn
Hotline

0903 961 168

Móng Cọc là gì? khi nào nên dùng móng cọc?

    Một trong những thành phần quan trọng của hầu hết các công trình là móng cọc, vậy thì móng cọc là gì? Có có công dụng như thế nào và có bao nhiêu loại? Là những thắc mắc thường gặp, câu trả lời sẽ được Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ chia sẻ đầy đủ đến bạn trong bài viết này.

     

    Xây dựng để đảm bảo chắc chắn và đúng quy chuẩn, việc xây móng là cực kỳ quan trọng. Với mỗi điều kiện địa hình, quy mô là người ta sẽ lựa chọn loại móng thích hợp, và một trong số đó là móng cọc. Nếu bạn chưa biết hay chưa hiểu rõ về loại móng này thì hãy tham khảo thông tin sau nhé.

     

    Móng cọc là gì?

    Móng cọc là gì?

     

    Trên thực tế có nhiều loại móng khác nhau như: móng băng, móng đơn hay móng cọc. Mỗi loại có đặc điểm và công dụng chung và riêng, phù hợp với từng nhu cầu xây dựng. Và móng cọc là loại thường được dùng đối với các công trình nhỏ.

     

    Móng cọc là loại móng có hình trụ dài và sử dụng các vật liệu như bê tông và cọc cừ tràm được đẩy xuống đất để hoạt động như 1 sự trợ giúp cho việc giữ ổn định các cấu trúc được xây dựng phía trên nó. Thành phần của móng sẽ bao gồm 2 phần đó là đài cọc và một hoặc một nhóm cọc.

     

    Các phần nền móng được dùng chủ yếu để chuyển tải trọng từ cấu trúc siêu, thông qua các tầng chịu nén yếu hay nước trên nền đất hoặc đá cứng hơn, nhỏ gọn và ít chịu nén, chịu cứng hơn.

     

    Móng này thường được sử dụng cho các kết cấu lớn và áp dụng trên nền đất yếu, thường xuyên bị sạt lở hay có độ sụt lún nhiều cần có phần hỗ trợ ổn định, đảm bảo an toàn và chắc chắn.

    Phân loại móng cọc

    Phân loại móng cọc

    Hiện tại móng được chia thành 2 loại chính sau:

     

    • Móng đài thấp: là móng có đài cọc nằm dưới mặt đất, được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất. Có khả năng chịu hoàn toàn lực nén.
    • Móng đài cao: là móng có đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc. Nó có thể chịu tải trọng uốn nén.

    Móng cóc được tạo nên từ những loại vật liệu nào?

    Loại móng này được xây dựng bằng những kỹ thuật móng khác nhau, là sự kết hợp từ nhiều loại vật liệu sau:

    Cọc ma sát

    Giúp truyền tải lực thông qua ma sát bề mặt với các loại đất xung quanh. Cọc được định hướng đến 1 độ sâu nhất định mà có thể đảm bảo sức chứa được phát triển ở phía trên cọc bằng với tải trọng đến trên cọc.

    Cọc gỗ

    Đây là loại vật liệu, là phương pháp thi công cơ bản, đầu tiên và thông dụng nhất. Có thể dùng các loại cọc gỗ như: cừ tràm, bạch đàn,... Cọc không chỉ có chi phí thấp mà còn rất thích hợp với nền đất yếu, bùn và độ sạt lở cao. Tuy nhiên, chỉ thích hợp với công trình nhỏ.

     

    Móng cóc được tạo nên từ những loại vật liệu nào?

    Cọc thép

    Là loại cọc thích hợp cho cả công trình tạm thời và dài lâu. Cọc dễ dàng được cắm sâu và chắc chắn vào nền đất nhờ diện tích cắt ngang tương đối nhỏ cùng với cường độ cao.

    Cọc bê tông

    Cấu tạo từ 1 khung thép và lớp bê tông, thường có hình trụ dài từ 4 - 6m. Là loại cọc có giá thành hợp lý và cùng đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

    Cọc khoan

    Hình ảnh minh họa về móng cọc

     

    Là cọc được hình thành bằng cách khoan trước khi đưa cọc vào đất nền và được sản xuất bằng cách đúc bê tông trong khoảng trống trực tiếp. Đây cùng được gọi là cọc cố định. Ngoài ra còn có các loại cọc khác như: cọc composite, cọc điều khiển,...

    Khi nào nên dùng móng cọc?

    Khi nào nên dùng móng cọc?

     

    Với kinh nghiệm liên quan đến sản phẩm , Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ hiểu rõ điều kiện mà công trình của bạn nên sử dụng loại nào cho hợp lý nhất. Vì vậy, chúng tôi xin đưa ra 1 số lưu ý sau:

     

    Không phải cứ khi xây móng nhà là chọn bừa bãi được. Sau đây là một vài tình huống nên dùng móng cọc mà bạn có thể tham khảo:

     

    • Khu vực đất có mực nước ngầm cao
    • Có tải trọng nặng, không thống nhất từ cầu trúc thượng tầng  áp dụng
    • Nền đất có khả năng thay đổi do vị trí gần bờ biển hoặc lòng sông
    • Không thể đào đất đến 1 độ sâu mong muốn do điều kiện đất kém
    • Có hệ thống thoát nước, kênh rạch gần công trình đang xây dựng….

     

    - Tham khảo thêm các tin tức khác:

     

    Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp quý khách hiểu được móng cọc là gì? có cấu tạo và phân loại ra sao? Nếu còn thắc mắc gì hãy cứ liên hệ đến Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hết mình. Đừng quên like và share bài viết nếu thấy bổ ích nhé. Xin cảm ơn.

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    + Địa Chỉ : 20/161S Phan Huy Ích, Phường 12, Gò Vấp, Hồ Chí Minh

    + Điện Thoại : 0903 961 168

    + Email : nenmongapm@gmail.com

    Nguồn: https://khoancocnhoianphumy.com/

    Bài viết liên quan

    Liên hệ báo giá

    0903961168 0903961168