20/161S Phan Huy Ích – Phường 12 – Q.Gò Vấp – TP.HCM
vi cn
Hotline

0903 961 168

Móng băng là gì?

    Bạn đang dự định làm công trình và được biết đến phương pháp thi công móng băng nhưng chưa rõ móng băng là gì? cấu tạo cũng như ưu nhược điểm như thế nào?

     

    Vậy thì hãy theo dõi bài chia sẻ đến từ công ty Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ, chúng tôi sẽ gửi đến mọi người những thông tin chi tiết nhất, từ đó hiểu và áp dụng thành công loại móng này trong quá trình xây dựng nhà ở, biệt thự, hay nhà phố,...

    Móng băng là gì? Ưu và nhược điểm khi sử dụng

    Công trình dù lớn hay nhỏ đều phải được xây dựng bằng 1 loại móng nhất định. Từ trược đến nay, ta biết móng cọc gỗ hay móng đơn dùng cho công trình cấp 4, móng bè cho công trình lớn hơn. Và có 1 loại móng phù hợp cho nhiều loại địa hình, nền đất và quy mô công trình đó là móng băng.

    Khái niệm

    Đây là loại móng nằm dưới các cột, trụ hay tường của công trình, thường có dạng 1 dải dài, 1 hàng dài song song hoặc giao nhau hình chữ thập. Móng được thiết kế để chịu lực cho cột hoặc tường.

     

    Móng băng là gì?

     

    Hiện nay có các loại móng băng sử dụng trong xây dựng như: móng cứng, móng mềmmóng kết hợp. Tùy vào quy mô công trình cũng như điều kiện kinh tế để cân nhắc lựa chọn loại móng sao cho thích hợp nhất và lên bản vẽ triển khai.

    Ưu và nhược điểm

    + Ưu điểm: giúp liên kết giữa tường và cột, tạo sự chắc chắn theo phương thẳng đứng. Đồng thời, có tác dụng giảm áp lực đáy móng, hỗ trợ cho việc truyền tải trọng lượng công trình xuống dưới được đều hơn.

     

    Ưu và nhược điểm của móng băng

     

    + Nhược điểm: chiều sâu của móng nhỏ nên tính chống lật, tính ổn định và chống trượt kém. Nếu lớp đất bề mặt có sức chịu tải kém sẽ ảnh hưởng đến sức chịu tải chung của nền móng, do đó loại móng này không dùng được trên nền đất yếu, có nhiều bùn, hoặc không ổn định.

    Cấu tạo của móng băng

    Hiện nay, người ta chia cấu tạo của móng theo nhiều hướng, cụ thể:

    Cấu tạo của móng tính theo phương

    Được chia thành 2 loại sau:

     

    + Móng 1 phương: tức là chỉ có 1 phương duy nhất theo chiều ngang hoặc chiều rộng của công trình Tùy vào hiện tích căn nhà mà khoảng cách giữa các đường sẽ khác nhau.

     

    Cấu tạo của móng băng theo phương

     

    + Móng 2 phương: gồm những đường giao nhau tạo thành các ô như trong bàn cờ.

    Cấu tạo của móng theo độ cứng

    Độ cứng tùy thuộc vào loại vật liệu sử dụng và được chia thành 3 loại:

     

    + Móng băng cứng

    + Móng băng mềm

    + Móng băng kết hợp

    Những thành phần cơ bản của móng

    + Lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng.

    + Lớp bê tông lót dày 100mm

    + Bản móng phổ thông có kích thước (900 - 1200) x 350mm

    + Dầm móng phổ thông có kích thước 300 x (500 - 700)mm

    + Thép bản móng phổ thông là: phi 12a150

    + Thép dầm móng phổ phông là: thép dọc 6 phi (18 - 22), thép đai phi 8a150.

     

    Những thành phần cơ bản của một móng băng

     

    Tùy vào tình hình mà có thể linh hoạt điều chỉnh độ dày, độ cứng và loại thép sử dụng thích hợp nhất.

    Quy trình thi công móng băng

    Móng băng được hoàn thành theo các bước sau đây:

    B1: Giải phóng và san lấp mặt bằng, chuẩn bị nguyên vật liệu

    Khâu quan trọng đầu tiên nhất chính là giải phóng và san lấp mặt bằng để đóng cọc và tạo móng băng. Tùy vào kích thước công trình lớn hay nhỏ mà đào móng có độ sâu thích hợp.

     

    Chuẩn bị vật tư gồm: thép, xi măng, đá, cát, cừ tràm, tính toán đề đưa ra số lượng vừa đủ, tránh thiếu và cũng không để lãng phí. Đồng thời, các vật liệu chuẩn bị phải tuân thủ đúng tiêu chuẩn về sử dụng móng trong xây dựng.

    B2: Chuẩn bị cốt thép

    Cốt thép trước khi tiến hành đổ bê tông cần đảm bảo:

     

    • Có bề mặt sạch, không gỉ
    • Các thanh thép đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt
    • Cốt thép được gia công và uốn nắn thẳng, có độ dẻo dai
    • Sử dụng thép có thương hiệu để đảm bảo

     

    Quy trình thi công móng băng

    B3: Đóng coppha

    Nên chọn cốt pha còn nguyên vẹn, không mục nát và sử dụng các đinh gia cố ở các vị trí tiếp xúc.

    B4: Công tác đổ bê tông

    Đây cùng là khâu quan trọng cuối cùng, quyết định đến sự thành bại, hiệu suất và hiệu quả của công trình.

     

    - Tham khảo thêm:
    + Kinh nghiệm thi công đào đất hố móng
    + Tường vây là gì? các loại tường vây khi thi công 

    + Khoan khảo sát địa chất là gì?

     

    Vậy là những kiến thức móng băng là gì? Những ưu, nhược điểm và cả cấu tạo, các bước thi công đều đã được Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ thông tin đến mọi người ở trên. Hy vọng có thể giúp ích cho mọi người trong thi công làm loại móng này. Hãy chia sẻ những tin hữu ích này đến bạn bè, đồng nghiệp.

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    + Địa Chỉ : 20/161S Phan Huy Ích, Phường 12, Gò Vấp, Hồ Chí Minh

    + Điện Thoại : 0903 961 168

    + Email : nenmongapm@gmail.com

    Nguồn: https://khoancocnhoianphumy.com/

    Liên hệ báo giá

    0903961168 0903961168