Ép cọc bê tông là gì? Đài móng cọc mang ý nghĩa ra sao? Quy trình thi công ép cọc khi thực hiện bố trí đài móng trải qua những bước nào? Cùng Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ theo dõi bài viết sau để tìm thấy câu trả lời bạn nhé.
Nhu cầu xây dựng nhà ở tăng lên mỗi năm do sự tăng trưởng về dân số vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, để có được ngôi nhà bền vững thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, nền móng là một trong những điều có tác động mạnh mẽ nhất.
Để có được nền móng vững chãi, giai đoạn thi công ép cọc đóng vai trò khá quan trọng. Nhưng công đoạn ép cọc bê tông là gì? Quy trình thi công ép cọc khi bố trí nền móng sẽ trải qua những bước thực hiện thế nào?
Tất tần tật mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết sau, cùng Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ theo dõi ngay bạn nhé.
Ép cọc bê tông là gì?
Ép cọc bê tông là phương pháp sử dụng các máy móc thiết bị hỗ trợ xây dựng hiện đại, thực hiện đóng những cọc bê tông được đúc sẵn xuống vị trí nền đất sâu được đánh dấu trước đó, làm gia tăng khả năng chịu tải cho nền móng công trình.
Nền móng là bộ phận chịu tải quan trọng của toàn bộ công trình, do đó, khi sử dụng phương pháp này, khả năng chịu lực và tải trọng của móng được nâng cao và cải thiện hơn gấp nhiều lần so với công trình bình thường.
3 phương pháp ép cọc thường hay dùng khi thi công:
- Ép tải: phù hợp với công trình vừa, lớn hoặc có diện tích mặt bằng thi công.
- Ép neo: có thể áp dụng cho công trình vừa, lớn hoặc không có mặt bằng thi công.
- Ép cọc bằng robot: phương pháp ép cọc bằng máy ép robot thường chỉ sử dụng cho công trình lớn, đòi hỏi có mặt bằng thi công rộng rãi.
Đài móng cọc là gì?
Đài móng cọc là một bộ phận liên kết khá quan trọng các cọc của nền móng, giúp đảm bảo lực được phân bổ đều và cân bằng cho toàn bộ công trình. Thông thường, đài móng sẽ được phân chia thành 2 loại theo tính chất: đài cứng và đài mềm.
Do đài móng cọc có sức ảnh hưởng khá lớn đối với khả năng chịu tải của công trình nên chúng được thi công cẩn thận, theo quy trình chuyên nghiệp. Công tác chuẩn bị, khảo sát mặt bằng được thực hiện nghiêm túc để đưa ra những giải pháp thi công phù hợp.
Ngoài ra, những công việc thực hiện ép cọc bê tông cũng sẽ được giám sát và triển khai theo đúng quy trình để đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, tránh những ảnh hưởng không đáng có đến đài móng cọc và nền móng công trình.
Quy trình thi công ép cọc khi bố trí thép đài móng cọc
Quy trình ép cọc bê tông khi thực thực hiện bố trí đài móng cọc sẽ được trải qua 4 bước sau:
Bước 1: ép cọc C1
- Tiến hành ép cọc C1 vào vị trí được lựa chọn, chú ý khi dựng cọc vào các giá đỡ theo đúng hướng được thể hiện trên bản thiết kế trước đó.
- Thực hiện ép cọc chậm rãi để đảm bảo yếu tố về chất lượng và kỹ thuật. Nếu xảy ra tình trạng lỗi thì phải dừng lại và điều chỉnh thanh cọc ép về đúng vị trí.
Bước 2: thi công ép cọc
- Cọc cần được ép đến độ sâu phù hợp với thiết kế móng. Sau đó thực hiện kiểm tra những mối nối cùng vị trí lắp dựng đoạn cọc sao cho tâm cọc trùng với trục đoạn mũi cọc và có độ nghiêng không vượt quá 1%.
- Tiếp theo thực hiện gia tải lên cọc bằng một lực ở vị trí tiếp xúc và tiến hành hàn mối nối theo thiết kế.
- Thêm vào đó, xuyên suốt quá trình thi công phải được giám sát bởi đội ngũ chuyên môn và kinh nghiệm, giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện ép cọc.
- Sau khi cọc được ép đến nền đất, thiết bị đã được dựng đoạn cọc lõi thép sẽ thực hiện chụp vào đầu cọc và tiếp tục ép đến độ sâu tiêu chuẩn của bản thiết kế.
Bước 3: hoàn thành
+ Khi cọc đã được ép tại một vị trí nhất định, máy móc sẽ được dời sang vị trí cọc tiếp theo để tiếp tục thực hiện công việc.
>>> Xem thêm: Nhà 3 tầng ép cọc bao nhiêu tấn?
Qua những chia sẻ của Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ về ép cọc bê tông là gì cùng nhiều chi tiết có liên quan như quy trình thi công, hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích và thiết thực nhất cho quý khách hàng, hỗ trợ cho việc giám sát, chọn lựa phương pháp tối ưu nhất cho nền móng công trình xây dựng.
Nguồn: Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ