Móng công trình đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự vững chắc và kết cấu của ngôi nhà sau này. Đơn vị thi công cần phải biết cách tính chiều sâu chôn móng chính xác để có được những thông số đạt kỹ thuật, mang lại hiệu quả cao cho công trình xây dựng.
Móng tốt tạo nên bộ phận kết cấu quan trọng, giúp cho công trình được an toàn và chắc chắn hơn.
Kết cấu chịu lực bên trên như cột, tường... giúp tiếp thu tải trọng và phân tán hiệu quả xuống đất nền, đảm bảo được chất lượng công trình một cách tốt nhất.
Sự khác nhau về cách tính chiều sâu chôn móng của các loại móng nhà
Hiện nay có hai loại móng nhà cơ bản là móng sâu và móng nông. Hai loại này có những đặc điểm khác nhau, có thể phân biệt qua một số thông số cơ bản.
Thứ nhất là móng sâu
Đây là loại móng dành cho công trình có trọng tải lớn, cần chịu lực tốt để "chống đỡ" cho phần trên. Chủ thầu thường lựa chọn những vật liệu chắc chắn để đóng cọ như cọc gỗ, cọc thép, bê tông cốt thép để tạo nên nền móng chắc chắn và an toàn cho những công trình cao tầng.
Thứ hai là loại móng nông
Là loại móng được thi công trên hố đào trần sau đó lấp đất lại. Chiều sâu chôn móng hố đào trần thường không quá lớn, chỉ từ 1,5-6m.
Độ dài chôn móng của các công trình có sự khác nhau nhưng về cơ bản đều phải dựa trên yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo được chất lượng công trình cũng như sự an toàn của người sử dụng về lâu về dài.
Cách tính chiều sâu chôn móng cần phải biết trước khi thực hiện thi công 1 công trình. Lựa chọn chiều sâu của móng so với nền nhà là yếu tố quan trọng cần lưu ý.
Xác định chiều sâu của móng
Cách tính chiều sâu chôn móng chính xác cũng tùy thuộc vào một số yếu tố mà dân kỹ thuật cũng như chủ nhà cần lưu ý.
Tùy vào các loại móng nhà khác nhau mà chiều sâu đó cũng đạt những con số khác nhau. Về cơ bản thì chiều sâu chôn móng là khoảng cách từ đáy (h) đến mặt đất tự nhiên . Nền phải phẳng và nằm ngang thì việc xác định chiều sâu mới chính xác.
Ngay từ khi bắt đầu thực hiện chắc hẳn đơn vị thi công, đơn vị thiết kế cũng đã xác định chiều sâu của móng để đạt được hiệu quả công việc, đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật mà công trình mình hướng đến.
Yếu tố địa chất công trình quyết định phần lớn đến chiều sâu của móng
Điều kiện về địa chất, địa hình là yếu tố để quyết định nên lựa chọn loại móng và chiều sâu của móng công trình. Đối với những khu vực vùng núi, ven biển thường lựa chọn loại móng sâu.
Loại hình địa hình bằng phẳng sẽ chọn loại móng nông.
Đối với công trình đất bùn, đất cát, hay đất ruộng thì phải sử dụng móng sâu để đảm bảo sự chắc chắn cho công trình xây dựng
Những công trình nhỏ, nhà cấp 4 hay nhà 2 tầng thì chỉ cần sử dụng móng nông là đủ.
Để đảm bảo được chất lượng móng nhà, chất lượng công trình xây dựng, quý vị nên lựa chọn những đơn vị thi công đáng tin cậy. Lựa chọn đúng giúp bạn không chỉ đạt được hiệu quả cao mà còn tiết kiệm được chi phí và tuổi thọ cho công trình thực hiện.
>>>>> Xem thêm: Hệ shoring là gì? ƯU ĐIỂM KHI SỬ DỤNG
Để được tư vấn về chiều sâu móng nhà phù hợp quý vị có thể liên hệ với các đơn vị chuyên về làm móng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Qua bài viết hi vọng rằng, bạn đọc sẽ hiểu về cách tính chiều sâu chôn móng và cách dựng móng nhà đạt hiệu quả cao.
Nguồn: Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ