Cách thi công khoan cọc nhồi đường kính nhỏ cực kỳ đơn giản và dễ hiểu sẽ là chủ đề mà Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ muốn chia sẻ với quý khách trong bài viết này, cùng theo dõi nhé.
Với việc sở hữu nhiều đặc tính nổi bật, khắc phục được các nhược điểm mà các loại cọc khác không đáp ứng được. Cọc khoan nhồi nổi lên và trở thành giải pháp được nhiều chủ đầu tư lựa chọn. Vậy cách thi công khoan cọc nhồi đường kính nhỏ thực hiện như thế nào? Xin mời khám phá qua nội dung bên dưới.
Cọc khoan nhồi đường kính nhỏ - Ưu và nhược điểm
Những năm gần đây, xu hướng thi công cọc nhồi cho công trình xây dựng tại các vùng đô thị hướng đến 1 loại cọc có đường kính nhỏ, đó chính là cọc khoan nhồi mini.
Thế nào là cọc khoan nhồi đường kính nhỏ?
Cọc nhồi là loại cọc được thi công tạo lỗ trong đất, trải qua các bước thi công lỗ được lấp đầy bằng bê tông có hay không có cốt thép. Dùng phương pháp khoan để tạo lỗ.
Thi công cọc khoan nhồi đường kính nhỏ là cọc nhồi có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 800mm. Cách thi công này được nghiên cứu và ứng dụng như 1 giải pháp trung gian giữa cọc đóng, ép và thi công cọc khoan nhồi đường kính lớn.
Ưu điểm
- Sử dụng thiết bị thi công nhỏ gọn, có thể thi công trên các mặt bằng nhỏ (tối thiểu 20m) và chiều cao tối thi công tối thiểu 3m.
- Không gây ảnh hưởng đến các công trình kế bên
- Sức chịu tải của cọc lớn, dễ dàng thay đổi độ sâu của cọc mà không bị hạn chế bởi các tầng đất cứng.
- Do số lượng cọc ít nên giúp giảm thiểu chi phí, cọc không bị lệch tâm với cột.
- Độ liền của cọc được đảm bảo,...
Nhược điểm
- Khó kiểm tra chính xác chất lượng cọc
- Đòi hỏi những kỹ sư có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm
- Mặt bằng thi công sình lầy
Quy trình thi công khoan cọc nhồi đường kính nhỏ
Nếu bạn chưa rõ cách thi công khoan cọc nhồi đường kính nhỏ thì có thể tham khảo quy trình thực hiện của Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ nhé.
+ Bước 1: Công tác định vị tim cọc
- Chọn 2 trục trên bản vẽ vuông góc tạo thành hệ tọa độ khống chế, 4 mốc được gửi lên chỗ không bị ảnh hưởng của quá trình thi công.
- Cần đo kiểm tra mỗi tim cọc trước khi tiến hành khoan.
- Sai số định vị không vượt quá 5cm
- Hố khoan và tim cọc được định vị trong quá trình hạ ống chống bằng 2 mốc đặt vuông góc nhau, cách đều tim cọc.
+ Bước 2: Hạ ống chống
- Ống chống không ngắn hơn 2m
- Được đặt thẳng đứng và kiểm tra kỹ lưỡng
Bước 3: Công tác khoan tạo lỗ, kiểm tra địa tầng và độ sâu
- Khoan tạo lỗ: kiểm tra độ cứng dây dọi của tháp dẫn cần khoan trước khi khoan để đảm bảo lỗ khoan không bị lệch.
- Kiểm tra dung dịch khoan và điều chỉnh trong quá trình thi công cho phù hợp.
- Kiểm tra địa tầng bởi kỹ sư và có giám sát ghi lại các thông số
- Kiểm tra độ sâu hố khoan
Bước 4: Công tác lấy phôi khoan
- Dùng mũi khoan có nắp thả xuống đáy hố để kéo đất lên
Bước 5: Công tác cốt thép và thả ống đổ
- Chiều dài sắt nối chống giữa các cốt thép > 30d (nối buộc) và 10d (nối hàn) với d là đường kính cốt thép dọc.
- Kiểm tra con kê bảo vệ và định vị lồng thép đúng vị trí thiết kế
- Ống đổ phải đảm bảo sạch sẽ
- Lớp bảo vệ bê tông tuân theo quy định sau: Cọc D300 lớp bảo vệ từ 3 - 5cm; Cọc D400, D500, D600, D800 lớp bảo vệ từ 5 - 9cm.
Bước 6: Công tác thổi rửa đáy hố khoan
Dùng dụng cụ chuyên dụng để làm sạch mọi chất bẩn, cặn bã, bùn đất ở đáy hố khoan bằng các phương pháp sau:
- Dùng khí nén
- Bơm ép ngược
Bước 7: Đổ bê tông
Công tác đổ bê tông được thực hiện bằng máy trộn nhỏ, sau đó kiểm tra độ cấp phối, tỉ lệ trộn cho phù hợp.
- Mác bê tông theo bản thiết kế
- Kiểm tra các dụng cụ đo cấp phối, xác định tỷ lệ trộn
- Kiểm tra độ sụt của các mẻ bê tông đầu tiên
- Trong quá đổ cần lấy mẫu thử để kiểm tra mác bê tông khi cần thiết,...
- Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật trong suốt quá trình thi công
Bước 8: Tháo ống đổ bê tông
Sau khi kết thúc đổ bê tông sẽ tiến hành rút ống đổ lên. Công đoạn này cần được thực hiện cẩn thận để không làm xê dịch định vị cọc.
Bước 9: Kiểm tra chất lượng cọc
Trên thực tế, chất lượng cọc được kiểm chứng kỹ lưỡng bằng những phương pháp chuyên môn để đảm bảo thi công đúng và không có bất cứ vấn đề gì xảy ra, kể cả trong tương lai.
- Xem thêm: So sánh cọc ép và cọc khoan nhồi
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau điểm qua các bước trong cách thi công khoan cọc nhồi đường kính nhỏ. hoặc mini. Hy vọng có thể giúp quý khách hiểu hơn về loại cọc nhồi này, cũng như quy trình tạo ra nó. Nếu có nhu cầu làm cọc khoan nhồi, hãy liên hệ cho Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ nhé, cam kết chất lượng và giá tốt.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa Chỉ: 20/161S Phan Huy Ích, Phường 12, Gò Vấp, Hồ Chí Minh
- Điện Thoại: 0903 961 168
- Email: nenmongapm@gmail.com