Những loại móng cho nhà khung thép được sử dụng nhiều nhất hiện nay, đáp ứng về khả năng chịu lực cũng như đạt được những tiêu chuẩn khác về độ lún, tính chất của công trình trong phạm vi cho phép. Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ sẽ bật mí nhiều thông tin hữu ích hơn ngay sau đây.
Việc xây nhà khung thép ngày càng trở nên phổ biến hơn vì thời gian thi công ngắn, khả năng chịu lực cao không kém gì các công trình bình thường. Tuy nhiên, kết cấu móng cho nhà khung thép là vấn đề gây ra nhiều khó khăn cho nhiều nhà thầu xây dựng.
Nhằm giúp bạn biết thêm nhiều thông tin cũng như đưa ra quyết định phù hợp nhất, Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ sẽ giải đáp chi tiết qua bài viết sau. Cùng theo dõi ngay bạn nhé.
Vai trò quan trọng của nền móng
Trong bất kỳ công trình xây dựng nào, nền móng luôn đóng vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ đây là bộ phận chủ lực. Xét về mặt chi phí đầu tư thì móng là bộ phận chiếm chi phí thi công nhiều nhất của công trình.
Móng đảm nhiệm vai trò truyền tải và phân bố lực từ công trình xuống nền đất, đảm bảo độ lún đạt tiêu chuẩn. Do đó trong quá trình xây dựng, những vật liệu được dùng để xây dựng nền móng sẽ được kiểm soát rất kỹ về chất lượng cũng như tỷ lệ cần thiết.
Một số loại móng được sử dụng cho nhà khung thép
Tùy thuộc vào địa hình và tính chất công trình mà lựa chọn móng xây dựng cho nhà khung thép. Một số loại móng được sử dụng nhiều nhất hiện nay bao gồm:
1. Móng nông
Là loại móng được sử dụng trên nền đất cứng, được đặt tự nhiên trên nền. Thường có 3 loại móng nông được sử dụng như sau:
Móng đơn:
Có dạng hình vuông hoặc chữ nhật, nằm ở vị trí dưới chân cột đảm nhiệm chức năng truyền tải trọng từ cột xuống bên dưới. Loại móng này được cấu tạo từ 2 bộ phận chính là đế đài và móng cột.
Khi tiến hành xây dựng phần đề cho móng đơn, công nhân sẽ tiến hành đổ bê tông trên một lớp lót để hạn chế tình trạng mất nước bê tông và cũng như tạo ra bề mặt bằng phẳng, hỗ trợ công tác thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.
Loại móng này được sử dụng nhiều nhất trong các công trình có tải trọng nhỏ, số tầng không vượt quá 3 và phù hợp ở địa hình nền đất cứng.
Móng băng:
Được xây dựng dựa trên công tác ghép cốp pha, móng băng được bố trí chạy dọc theo phương dọc và ngang của cột, có tác dụng nâng đỡ hệ thống tường nhà bên trên.
Với kích thước xây dựng thường dao động từ 0,8 đến 1,2m, loại móng này có thể sử dụng cho công trình có tải trọng tầm trung, số tầng dao động từ 3 đến 5 và có tính ổn định cao hơn so với móng đơn.
Móng bè:
Móng bè thường được dùng trong công trình có tải trọng lớn trên nền đất yếu và trong xây dựng nhà dân dụng. Với độ dày dao động từ 150 đến 200 mm cùng thép được đan 2 lớp, xung quanh chạy dầm bo, do đó, móng được gia cố trở nên chắc chắn và ổn định hơn.
2. Móng sâu
Móng sâu là loại móng cho nhà khung thép mang lại hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, trước khi thi công, đòi hỏi công tác khảo sát phải được thực hiện cẩn thận và chi tiết để đưa ra phương pháp xây dựng cho hợp lý, hạn chế sự tiêu hao vật liệu không đáng có, gây phát sinh phần lớn chi phí.
Đối với những công trình có độ cao từ 5 đến 20 tầng thì việc sử dụng cọc đóng, ép hoặc cọc ly tâm sẽ mang đến hiệu quả cao hơn so với việc thi công những loại cọc khác. Trong quá trình thực hiện cần đến nhiều thiết bị hỗ trợ hiện đại, đảm bảo độ chính xác và đáp ứng tiêu chuẩn đã được đưa ra trước đó.
>>> Tham khảo thêm: Biện pháp thi công móng nhà liền kề Chuẩn Và Mới Nhất hiện nay
Qua những thông tin về kết cấu móng cho nhà khung thép được Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như đưa ra sự lựa chọn cho phù hợp, tiết kiệm thời gian thi công cùng chi phí, mang đến chất lượng tốt và đảm bảo tính bền vững cho công trình. Chúc bạn thành công.
Nguồn: Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ