Hiểu về biện pháp thi công bể nước ngầm là điều quan trọng mà bất cứ ai có nhu cầu xây dựng bể hay đơn vị thầu đều cần nắm bắt. Và trong bài viết này, Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ sẽ gửi đến để quý khách một số thông tin hữu ích.
Với việc phát triển về xây dựng hạ tầng ẩn cho nhà ở, việc không đủ diện tích để xây bể nước nổi đã được thay thế hoàn toàn bể nước ngầm vào trong công trình để tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên, để luôn đảm bảo chất lượng công trình, bể nước ngầm cần được thi công đúng kỹ thuật theo những biện pháp chuyên nghiệp. Trong bài viết này, Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ sẽ hướng dẫn quý khách biện pháp thi công bể nước ngầm một cách tốt nhất.
Biện pháp thi công bể nước ngầm
Việc thi công bể nước ngầm đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật và phương pháp. Vì vậy, trước khi tiến hành khởi công cần đo đạc và tính toán kỹ lưỡng tránh ảnh hưởng đến nguồn nước và tuổi thọ của bể chứa. Sau đây sẽ là các bước tiến hành thi công bể nước ngầm:
Bước 1: Khảo sát diện tích thi công bể nước ngầm
Đo đạc và tính toán kỹ lưỡng trước khi tiến hành thi công, nếu không rất dễ làm giảm tuổi thọ và cấu trúc của bể chứa cũng như nguồn nước.
Tiếp tục xác định địa điểm đặt bể, tính toán kích thước cũng như là đo đạc các thông số về chiều rộng, dài và cao. Sau đó bắt đầu nạo vét đất tạo thành phần khung cho bể nước và xây dựng bằng gạch hoặc bê tông theo như bản thiết kế.
Bước 2: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước cho bể nước ngầm
Cần chú ý kĩ hơn tới lỗ thông hơi, lỗ bơm nước và các lỗ báo tràn khi xây dựng bể. Bởi đây là hệ thống giúp bể nước ngầm có thể vận hành tốt và không gặp sự cố khi đưa vào sử dụng.
Bước 3: Hạ thổ và chôn bể nước ngầm
Đây có thể nói đây là giai đoạn cần thiết trong biện pháp thi công bể nước ngầm bởi bể trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng của cả công trình. Chính vì vậy, khi thực hiện cần tỉ mỉ, cẩn trọng bởi nếu phạm sai sót trong việc xây dựng thì sẽ rất khó cho việc sửa chữa về sau.
Sau khi đã kiểm tra kĩ lưỡng về thi công cũng như thiết kế. Chúng ta tiến hành đưa bể xuống vị trí đã được xác định sao cho cân đối với thành bê tông. Bơm nước vào bể ngầm và vừa bơm vừa cho xi măng, cát nhồi vào thành bể đến khi đầy thành. Trong 1 tuần ngâm nguyên bể nước đầy, để xi măng khô và cố định khung của bể chứa một cách hoàn chỉnh.
Bước 4: Vệ sinh định kỳ bể nước ngầm
Bể nước ngầm có nắp đậy và khá kín nhưng bụi bẩn nhỏ có thể theo lối nắp đậy hoặc khe hở ngấm thẳng xuống bể nước. Theo đó nước có thể bị nhiễm bẩn hoặc ô nhiễm. Chính vì vậy, cần tiến hành vệ sinh, thay rửa bể nước định kỳ nửa năm 1 lần. Vệ sinh sạch sẽ mang lại một nguồn nước sạch không ảnh hưởng bởi rong rêu và cặn bã.
Một vài lưu ý cần chú ý khi xây dựng bể nước ngầm
Để có 1 bể nước ngầm an toàn và tiết kiệm diện tích, quý khách hãy lưu ý những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Bể nước không được rò rỉ
Yếu tố này cần phải đảm bảo hàng đầu vì sau khi hoàn thành, bể bị ảnh hưởng đến sự rò rỉ nước sẽ gây hại trực tiếp đến lượng nước sử dụng, từ đó có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng về an toàn sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của người dùng.
Thứ hai: Chú ý bể ngầm cần tránh xa bể ga nước thải
Không nên xây dựng bể nước ngầm gần bể ga nước thải, nếu xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bể nước ngầm.
Thứ ba: Chú ý về hệ thống cấp thoát nước
Các đường ống nước đi qua tường móng phải đạt đường kính 15 - 20cm để bể dễ dàng thoát nước. Nên xây đường ống nước song song với nhau, tránh chồng chéo dẫn đến vỡ ống nước.
>>> Tham khảo thêm: Giám Sát Tác Giả Là Gì? [Giải Đáp]
Trên đây là một số thông tin về biện pháp thi công bể nước ngầm được Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ chia sẻ tại bài viết này. Nếu cần biết thêm về dịch vụ, hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ nhé.