20/161S Phan Huy Ích – Phường 12 – Q.Gò Vấp – TP.HCM
vi en
Hotline
0903 961 168

Giác Móng Nhà Là Gì?

Tin Tức

Giác Móng Nhà Là Gì?

16-10-2020 11:19:36 PM - 12696

Giác móng nhà là gì? Quy trình thực hiện thi công gồm bao nhiêu bước? Tất tần tật sẽ được Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ chia sẻ chi tiết ngay sau đây. Cùng theo dõi ngay bạn nhé.

 

Giác móng nhà được nhắc đến khá nhiều trong xây dựng, tuy nhiên đối với người ngoài ngành thì đây là một thuật ngữ khá lạ lẫm và gây ra nhiều thắc mắc. Để tìm hiểu chi tiết xem giác móng nhà là gì thì hãy cùng Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ xem ngay bài viết sau.

Giác móng nhà là gì?

Giác móng nhà là thuật ngữ chỉ những hành động xác định các góc vuông của ngôi nhà sao cho phù hợp và đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, đảm bảo độ vuông vắn cho móng nhà, góp phần nâng cao chất lượng móng cho công trình xây dựng.

 

Giác móng nhà là gì?

 

Quy trình thực hiện giác móng nhà chuẩn kỹ thuật

Việc thực hiện giác móng nhà cho công trình xây dựng có thể thực hiện bằng thủ công đối với những công trình nhỏ và thi công bằng máy móc đối với công trình lớn, cần thời gian thực hiện nhanh chóng. 

1. Thực hiện thủ công

 

Để tiến hành thi công giác móng nhà bằng thủ công đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mang đến kết quả cao nhất cho công trình xây dựng thì bạn cần thực hiện những bước sau:

 

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu xây dựng

Vật liệu bạn cần chuẩn bị trước khi thi công bao gồm:

+ 4 cọc sắt với đầu được sơn đỏ có độ dài khoảng 50cm.

+ 1 thước dây chuyên dụng dùng trong xây dựng.

+ 1 cây búa.

+ 1 cuộn dây dù hoặc có thể dùng thước để thay thế.

 

Bước 2: Tiến hành giác móng nhà

Đầu tiên, bạn giả định điểm D là góc vuông của vị trí xây dựng. Nếu bạn muốn ngôi nhà của mình cách góc ô đất được xác định với vị trí x, y lần lượt là 925mm và 665mm. Lúc này, bạn có thể cẩn thận quan sát và xác định được tim cọc một cách dễ dàng, nhanh chóng nhất.

 

Cách thực hiện giác móng nhà bằng phương pháp thủ công

 

Tiếp đến, tính từ vị trí điểm A, dùng búa đóng cọc sắt được sơn đầu đỏ và buộc dây vào phần đầu cọc, tiến hành quay 2 cung tròn với kích thước đường kính lần lượt là 4m và 3m. Lúc này bạn có thể xác định điểm C thuộc cung tròn 4m với AC=4m và khoảng cách từ điểm C đến tường rào là 665mm. 

 

Sau đó, bạn thực hiện đóng một cọc sắt khác và quay dây vẽ cung tròn với đường kính là 5m. Ta chọn B là giao điểm giữa cung tròn 3m và 5m. Ta lần lượt có các kích thước AB=3m,Ac=4m và BC=5m. Lúc này, bạn sẽ áp dụng định lý pitago để thực hiện tính toán các trục cho ngôi nhà. 

 

Có một điều mà bạn cần lưu ý khi thực hiện là phải luôn đảm bảo kích thước trục đúng với bản vẽ cũng như kích thước của 2 đường chéo bằng nhau, đảm bảo cho độ vuông vắn cho ngôi nhà của bạn. 

 

Bước 3: Xác định vị trí tim cọc và tim móng

Việc tiến hành xác định vị trí tim cọc và tim móng cần trải qua những công đoạn sau:

 

+ Khi đã xác định được các trục, bạn thực hiện xác định tim cọc cùng tim móng một cách cẩn thận.

+ Lúc này bạn dùng vôi để làm nguyên liệu đánh dấu cũng như để vẽ kích thước đào móng. 

+ Sau khi hoàn thành công việc đào móng, bạn sẽ thả dọi để nghiệm thu cũng như để xác định vị trí tim cọc cho chính xác. 

+ Tiếp đến sẽ thực hiện đổ bê tông lót.

+ Tiếp theo, bạn cần thực hiện xác định tim cột thông qua tim móng và tiến hành đặt thép móng cùng thép cột vào đúng vị trí tim như đã đánh dấu từ ban đầu.

+ Sau đó, bạn sẽ thực hiện đổ bê tông vào và thi công tiếp những công đoạn sau đó để hoàn thành công trình theo tiến độ trước đó đã đặt ra. 

 

Quy trình thực hiện giác móng nhà chuẩn

 

2. Thực hiện bằng máy móc

 

Cách thủ công có thể được áp dụng cho những công trình nhỏ, tuy nhiên đối với công trình lớn thì đây trở thành một vấn đề nan giải và gây nhiều khó khăn khi thực hiện. Do đó, cần đến sự trợ giúp từ máy móc dưới sự điều khiển của những kỹ sư có chuyên môn và kinh nghiệm.

 

Quy trình thực hiện giác móng nhà bằng kỹ thuật sẽ thực hiện như sau:

 

+ Nhà thầu tiếp nhận công trình cũng như hồ sơ thiết kế để tiến hành cho phù hợp.

+ Thực hiện đo đạc kích thước thông qua mốc chuyền và mốc thứ cấp.

+ Sử dụng các máy chuyền để thực hiện định vị trục chính xác hơn, thông thường khoảng cách tối thiểu giữa các điểm với trục khoảng 5 đến 10m để không bị ảnh hưởng trong quá trình đào đất hoặc tập kết vật liệu.

+ Khi tiến hành đào đất chỉ nên thực hiện giác móng sơ bộ bằng vôi để sau khi đổ bê tông thì bạn mới cần dùng máy để định vị lại cho chắc chắn.

 

ách bước thực hiện giác móng nhà bằng máy móc

 

>>> Tham khảo thêm: Cách Tính Chi Phí Làm Móng Nhà Từ A Đến Z

 

Qua những thông tin mà Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ chia sẻ qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu được giác móng là gì cũng như quy trình thực hiện chi tiết để đạt được hiệu quả cao khi thi công, mang đến chất lượng nền móng tốt cho công trình của bạn. Chúc bạn thành công. 

 

Nguồn: Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ

Liên hệ báo giá

Các tin khác

PHONE
SMS
MAP